Ngôn ngữ học

Âm tố
     

VŨ XUÂN LƯƠNG

Khi phát âm các âm tiết tan và lan, chúng ta nhận thấy giữa chúng có sự khác nhau. Sự khác nhau ở đây rõ ràng là do “t” và “l” gây ra. Như vậy có thể phân tích âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn, “tan” do 3 âm “t”, “a”, “n” phối hợp thành, và “lan” do 3 âm “l”, “a”, “n” phối hợp thành. Người ta gọi các yếu tố vừa tách ra khỏi 2 âm tiết trên là âm tố. Âm tố được ghi vào giữa hai kí hiệu [], ví dụ: âm tố [a], [b], [c], v.v.

Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong lời nói. Một âm tố “a” ở ba người nói sẽ có ba cách phát âm khác nhau. Thậm chí, một người khi phát âm “a” ở ba thời điểm phát âm khác nhau, thì âm “a” khi phát ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Đứng về mặt phát âm, chúng ta có vô số âm tố khác nhau. Có 3 loại âm tố là nguyên âm, phụ âm, bán âm (bán nguyên âm hay bán phụ âm).

Nguyên âm có đặc điểm là khi phát âm không bị luồng hơi cản lại, ví dụ âm a, u, i, e, o, ...
Xem thêm: Bảng âm vị nguyên âm


Phụ âm có đặc điểm là khi phát âm thì luồng hơi bị cản lại, ví dụ âm p, b, t, m, n, ...
Xem thêm: Bảng âm vị phụ âm


Bán âm có đặc điểm giống nguyên âm về mặt cấu tạo, và giống phụ âm về mặt chức năng (nên còn được gọi là bán nguyên âm hay bán phụ âm), ví dụ /u/ (ngắn), /i/ (ngắn).
Xem thêm: Bảng âm vị nguyên âm

 

 

Bài đăng trước:

  • Âm vị
  • Tiếng
  • Chữ viết
  • Chính tả
  • Hệ thống âm vị tiếng Việt